Nghiên cứu chọn tạo giống cây có củ (khoai tây, khoai lang và sắn) cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, giai đoạn 2011-2015
12/05/17 09:30AM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống cây có củ (khoai tây, khoai lang và sắn) cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, giai đoạn 2011-2015

Tổ chức chủ trì: Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Doãn Đảm

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Trịnh Văn Mỵ, TS. Trương Công Tuyện, ThS. Đỗ Thị Bích Nga, ThS. Nguyễn Đạt Thoại, KS. Trần Đức Hoàng, ThS. Nguyễn Trọng Hiển, ThS. Nguyễn Thị Nhung, ThS. Nguyễn Thị Thúy Hoài

Thời gian thực hiện: 1/2011-12/2016

Kinh phí thực hiện: 4.000 triệuđồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 4246/QĐ-BNN-KHCN ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 03 tháng 11 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Chọn tạo vật liệu khởi đầu đối với khoai tây, khoai lang và sắn, thu thập bổ sung 595 mẫu giống gồm 307 mẫu giống khoai tây, 111 mẫu giống khoai lang và 177 mẫu giống sắn. Thực hiện duy trì 37.379 lượt mẫu giống trong đó 20.268 lượt mẫu giống khoai tây, 16.367 lượt mẫu giống khoai lang và 774 lượt mẫu giống sắn. Kết quả lai tạo được 329 tổ hợp lai khoai tây, khoai lang và sắn (33 tổ hợp lai khoai tây, 222 tổ hợp lai khoai lang và 77 tổ hợp lai sắn). Các dòng giống được thu thập bổ sung và lai tạo mới được sử dụng trong công tác chọn tạo giống mới. Kết quả là chọn lọc được 68.932 lượt dòng giống khoai tây, khoai lang và sắn ở các thế hệ khác nhau trong đó chọn được 93 dòng giống ưu tú, so sánh chính quy 56 dòng giống có năng suất cao và chất lượng tốt.

Đề tài xây dựng 7 quy trình kỹ thuật canh tác cho 7 giống khoai tây, khoai lang và sắn mới được công nhận. Các quy trình kỹ thuật canh tác được nghiệm thu cấp cơ sở gồm: 3 quy trình kỹ thuật canh tác cho 3 giống khoai tây Aladin, Sirona và KT1; 2 quy trình kỹ thuật canh tác cho 2 giống khoai lang KT15T và KLC3 và 2 quy trình kỹ thuật canh tác cho 2 giống sắn Sa21-12 và BK.

Kết quả khảo nghiệm sinh thái tại đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc đã chọn lọc được các giống có triển vọng năng suất cao. Cụ thể là từ 17 giống khoai tây tại 5 tỉnh chọn được 6 giống khoai tây, từ 25 dòng giống khoai lang tại 9 tỉnh chọn được 4 dòng giống khoai lang, từ 8 dòng giống sắn tại 3 tỉnh phía Bắc chọn được 4 dòng giống sắn.

Trong giai đoạn thực hiện đề tài (2011-2015), xây dựng 9 mô hình thử nghiệm sản xuất cho các dòng, giống khoai tây, khoai lang và sắn mới có triển vọng với quy mô từ 3-5ha/mô hình bao gồm: 4 mô hình sản xuất khoai tây Sinora, Aladin, KT1 và dòng VC9; 3 mô hình sản xuất khoai lang mới KLC3, KL15T và VC424; 2 mô hình sản xuất sắn Sa21-12 và giống sắn BK. Đề tài công nhận được 7 giống khoai tây, khoai lang và sắn mới (3 giống được công nhận chính thức là giống khoai tây Aladin, Sirona, giống sắn Sa21-12) và 4 giống được công nhận cho sản xuất thử (gồm giống khoai tây KT1, sắn BK và giống khoai lang KLC3 và KLC15).

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175154-55)