Nghiên cứu chọn tạo giống bông chín sớm, năng suất cao và chất lượng xơ tốt thích hợp cho các vùng sản xuất chính
12/05/17 09:26AM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống bông chín sớm, năng suất cao và chất lượng xơ tốt thích hợp cho các vùng sản xuất chính

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển NN Nha Hố

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Minh Tâm

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Trần Thanh Hùng, Nguyễn Văn Sơn, ThS. Lê Minh Khoa, ThS. Trần Đức Hảo, TS. Mai Văn Hào, ThS. Nguyễn Văn Chính, KS. Huỳnh Thị Thái Hòa

Thời gian thực hiện: 1/2011-12/2015

Kinh phí thực hiện: 3.150 triệuđồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 5030/QĐ-BNN-KHCN ngày 01 tháng 12năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 19 tháng 12 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã đánh giá 323 mẫu giống chín sớm từ tập đoàn quỹ gen, 33 mẫu giống có thời gian sinh trưởng và các đặc trưng hình thái giống chín sớm nhưng nhiễm sâu xanh và rầy xanh không thể sử dụng bình tuyển trực tiếp mà thông qua lai tạo và chọn lọc sau.

Trong 13 quần thể từ thế hệ F2 đến F7, 49 dòng triển vọng được chọn lọc cho so sánh, 21 dòng cho khảo nghiệm cơ bản, 4 giống cho khảo nghiệm sản xuất, Trong các tổ hợp lai F1 đánh giá, 74 tổ hợp được chọn lọc cho so sánh, 10 tổ hợp cho khảo nghiệm cơ bản, 6 tổ hợp cho khảo nghiệm sản xuất. Nghiên cứu cho thấy, các dòng hay các tổ hợp đều có thời gian tận thu trên dưới 135 ngày, có các đặc trưng hình thái liên quan tính chín sớm, năng suất hơn hẳn đối chứng chín sớm hiện trồng, chất lượng xơ tốt, kháng sâu đục xanh quả cao nhưng nhiễm rầy xanh.

Trong các giống thuần và lai khảo nghiệm VCU qua các bước, giống NH14-4 và NH14-3CS chín sớm, thấp cây, năng suất vượt đối chứng chín sớm trên 15% ở các vùng, phẩm chất xơ tốt, kháng sâu xanh đục quả nhưng nhiễm rầy xanh chích hút. Mật độ trồng cho giống bông thuần chín sớm có thể tăng lên 10-12,5 vạn cây/ha; mật độ trồng giống bông lai chín sớm, có thể trồng tăng lên 7,5 vạn cây/ha. Các giống thuần và lai đều thực hiện, gieo thời vụ muộn cuối tháng 7 dương lịch tại Tây Nguyên, bón phân NPK tập trung giai đoạn đầu, lượng phân hoặc chỉ bón lót hoặc 50% bón lót và 50% bón thúc 1 lần.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175150-51)