Nghiên cứu chọn tạo giống lạc, đậu tương cho các tỉnh phía Bắc
06/07/18 03:11PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống lạc, đậu tương cho các tỉnh phía Bắc

Tổ chức chủ trì: Viện Cây lương thực và cây thực phẩm

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Thắng

Các cá nhân tham gia đề tài: Trần Thị Trường, Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Xuân Thu, Mai Quang Vinh, Phạm Thị Bảo Chung, Nguyễn Thị Yến, Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Chinh, Phạm Văn Chương, Phan Thị Thanh, Nguyễn Thị Thanh.

Thời gian thực hiện: 1/2011-6/2016

Kinh phí thực hiện: 3.900 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 5030/QĐ-BNN-KHCN ngày 01 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 28  tháng 12 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Thu thập/nhập nội bổ sung thêm 98 mẫu giống đậu đỗ mới vào tập đoàn giống hiện có trong đó có 57 mẫu giống lạc và 41 giống đậu tương tăng so với kế hoạch 44 mẫu giống. Đánh giá 3967 lượt mẫu giống trong tập đoàn vượt kế hoạch 247% và duy trì được tập đoàn 1120 mẫu giống trong đó tập đoàn lạc 576 mẫu giống và tập đoàn đậu tương 544 mẫu giống.

Lai và đột biến mới 262 tổ hợp/mẫu giống, trong đó lai hữu tính được 150 tổ hợp và đột biến được 12 mẫu giống góp phần làm đa dạng vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo giống và chọn ra được 8 822 cá thể/dòng trong đó lạc 2790 dòng và đậu tương 5822 dòng.

Đánh giá, chọn lọc và gửi khảo nghiệm quốc gia được 24 lượt dòng triển vọng có năng suất và chất lượng cao hơn các giống hiện có để phục vụ cho công tác chọn giống giai đoạn tới. Chọn tạo thành công và được Bộ NN&PTNT công nhận được 4 giống mới trong đó công nhận chính thức 2 giống lạc L27 và L17, 2 giống lạc L27 và L17 có thể trồng được ở cả 2 vùng thâm canh và nước trời, chọn ra 3 giống lạc triển vong (L21, L22, L30) ở mức khảo nghiệm; công nhận chính thức 1 giống đậu tương (ĐT 51) có thể trồng 3 vụ/năm; thích hợp cho cả vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc; và công nhận tạm thời 1 giống (ĐT 30) thích hợp cho vụ đông, vụ xuân ở vùng đồng bằng sông Hồng và 4 qui trình kỹ thuật cho các giống mới nói trên, bảo hộ được 2 giống lạc và một giống đậu tương.

Xây dựng thành công mô hình lạc thâm canh đạt trên 50 tạ/ha và trên 30 tạ/ha cho vùng nước trời; mô hình đậu tương thâm canh đạt năng suất 30-35 tạ/ha và 20-25 tạ/ha cho vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Trung du miền núi phía Bắc. Các mô hình áp dụng giống mới và biện pháp kỹ thuật mới được cán bộ địa phương và nông dân đánh giá cao.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175281)