Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu mặn bằng chỉ thị phân tử cho vùng đồng bằng sông Hồng
07/01/19 03:17PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu mặn bằng chỉ thị phân tử cho vùng đồng bằng sông Hồng

Thuộc chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp  

Tổ chức chủ trì: Trung tâm Tài nguyên Thực vật

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lã Tuấn Nghĩa 

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Hoàng Thị Huệ, ThS. Nguyễn Kiến Quốc, ThS. Lê Thị Thu Trang, ThS. Nguyễn Trọng Khanh, ThS. Phạm Văn Nghĩa, KS. Dương Văn Quý 

Thời gian thực hiện: 01/2011-12/2014

 

Kết quả nghiên cứu:

Kết quả đề tài đã xây dựng cơ sở dữ liệu AND và tính chịu mặn của các dòng/giống lúa bao gồm: dữ liệu về đa dạng di truyền (01 bảng dữ liệu); số liệu về khả năng chống chịu mặn trong điều kiện phòng thí nghiệm (01 bảng dữ liệu) và trên đồng ruộng (01 bảng dữ liệu) của 200 dòng/giống. Nghiên cứu, đánh giá lập bản đồ QTL tính chịu mặn đã lập được 01 bản đồ QTL kháng mặn, xác định được 10 QTL tính kháng mặn. Nghiên cứu xác định được 03 chỉ thị phân tử liên kết chặt với gen (QTL) chịu mặn với khoảng cách <5cM.

Thông qua quá trình lai tạo, tuyển chọn và đánh giá các dòng lúa mang gen kháng mặn Saltol1 đề tài đã chọn tạo được 02 dòng lúa ưu tú (đặt tên là M4 và M15) có khả năng chịu mặn tốt (02 dòng đều có điểm kháng mặn đạt mức điểm 1); có tiềm năng năng suất cao (dòng M4 đạt ~6,2 tấn/ha và dòng M15 đạt ~6,5 tấn/ha) và chất lượng tốt (có dạng hình hạt thon dài, gạo trong, ít bạc bụng), hàm lượng amylose tương ứng là 19,4% và 19,2%, hàm lượng protein tương ứng là 10,15% và 10,29%, có mùi thơm, ăn ngon; cả 02 dòng lúa đều có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- Chi thi phan tu.pdf)