Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai QPM năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi
09/07/18 09:09AM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai QPM năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Ngô

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Châu Ngọc Lý

Các cá nhân tham gia đề tài: Lê Quý Kha, Nguyễn Văn Trường, Đào Ngọc Ánh, Lưu Cao Sơn, Nguyễn Văn Vượng, Nguyễn Kim Lệ, Ngô Thị Minh Tâm, Phan Thị Vân, Phạm Văn Ngọc, Nguyễn Duy Duyên.

Thời gian thực hiện: 7/2012-12/2016

Kinh phí thực hiện: 3.150 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1254/QĐ-BNN-KHCN ngày 10 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 04 tháng 5 năm 2017 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã thu thập được 48 nguồn vật liệu, trong đó có 32 dòng thuần và 16 giống QPM hỗn hợp có nguồn gốc từ CIMMYT Ấn Độ; tạo được 4 hỗn hợp (vốn gen) QPM mới phục vụ công tác tạo dòng băng phương pháp truyền thộn; tạo được 12 dòng thuần (S8) bằng phương pháp truyền thống và 12 dòng bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn có nhiều đặc điểm nông học tốt, chống chịu tốt với bệnh thối thân, thối bắp và năng suất đạt khá;đánh giá 176 lượt nguồn dòng từ các nguồn mới tạo và thu thập, kết quả đã lựa chọn được 10 dòng có nhiều đặc đặc điểm nông học tốt, chống chịu tốt với bệnh thối thân, thối bắp và năng suất đạt khá; đánh giá đa dạng di truyền và xác định sự có mặt của gen opacque-2 của 30 nguồn dòng, kết quả bằng phương pháp UPGMA cho thấy ở hệ số tương đồng di truyền 0,21 và 30 dòng ngô được chia làm 5 nhóm chính (đặc biệt 2 dòng L821, L878 có thể được dùng làm cây thử để lai với các dòng còn lại), xác định được 7/30 nguồn có mang gen opacque2.

Nghiên cứu đã duy trì được 386 lượt dòng thuần và tạo được 3.092 tổ hợp lai mới; khảo sát được 3.088 tổ hợp lai từ 2012-2016; so sánh được 233 lượt THL ưu tú từ 2012-2016 tại Hà Nội, Hòa Bình, Thái Nguyên, Sơn La, Đồng Nai và Đăk Lawk. Lựa chọn được 4 tổ hợp lai triển vọng gửi khảo nghiệm VCU là LVN26, NL13-1, NL13-6 và LVN255.

Từ vụ Đông năm 2012 đến vụ Đông năm 2016 đã khảo nghiệm VCU 6 giống lai triển vọng, khảo nghiệm sản xuất 3 giống, khảo nghiệm DUS 2 giống, lựa chọn được 3 giống lai triển vọng là LVN26, NL13-1 và LVN255. Nghiên cứu xác định khoảng cách hàng, cây và liều lượng đạm thích hợp cho 2 giống QPM mới là LVN26 và LN13-1.

Tiến hành xác định sự có mặt của gen opacque2 (O2O2) bằng chỉ thị phân tử trên 30 nguồn vật liệu, kết quả đã xác định được 7 dòng mang gen O2O2, trong đó có dòng LQ18, LQ675, LQ527, D14, D15. Phân tích chất lượng protein của một số dòng và giống ngô mới cho thấy có 5 dòng và 4 giống lai có hàm lượng tinh bột, protein, lysine và tryptophan tương tự dòng CML161, giống QH2000.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175289)