Nghiên cứu hoàn thiện đụt lưới mắt vuông cho nghề lưới kéo đáy khai thác hải sản ven bờ nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản
09/07/18 09:07AM
Thủy sản

Tên đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện đụt lưới mắt vuông cho nghề lưới kéo đáy khai thác hải sản ven bờ nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Hải sản

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Phi Toàn

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS.Phạm Văn Tuyển, ThS. Phan Đăng Liêm, ThS. Lê Văn Bôn, ThS. Lại Huy Toản, TS. Nguyễn Đình Phùng, ThS. Phạm Văn Tuấn, KS. Đỗ Văn Thành, KS. Nguyễn Ngọc Sửa, KS. Nguyễn Thành Công, ThS. Đoàn Văn Phụ, ThS. Đinh Xuân Hùng, ThS. Cao Văn Hùng, KS. Võ Trọng Thắng, ThS. Lưu Xuân Hòa, ThS. Nguyễn Đức Cường, ThS. Đỗ Đình Minh, ThS. Lê Văn Tính.

Thời gian thực hiện: 1/2016-6/2017

Kinh phí thực hiện: 3.376,521 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 3398/QĐ-BNN-TCTS ngày 17 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 01  tháng 9 năm 2017 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã điều tra đánh giá hiện trạng hoạt động của nghề lưới kéo ven bờ, đưa ra bức tranh tổng thể về nghề lưới kéo ven bờ Việt Nam. Tiến hành các chuyến điều tra khảo sát hiện trạng hoạt động khai thác trên các đội tàu lưới kéo, thu thập các số liệu về thành phần đối tượng khai thác, sản lượng khai thác….làm căn cứ để tính toán thiết kế thiết bị thoát cá con dạng đụt lưới mắt vuông.

Đề tài đã tính toán, thiết kế 6 loại thiết bị đụt lưới mắt vuông và đưa vào thử vào thử nghiệm trên đội tàu lưới kéo ven bờ tại Thanh Hóa và Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm cho thấy khả năng thoát của các sản phẩm khai thác qua đụt lưới mắt vuông đạt trung bình 24,66% theo sản lượng và 40,72% số lượng cá thể.

            Kết quả nghiên cứu đã xác định được thiết bị đụt lưới mắt vuông LMV1.3 là thiết bị phù hợp với nghề lưới kéo ven bờ Việt Nam.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175282-88)