Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học từ nấm men đỏ Rhodotorula và rong Mơ phục vụ chăn nuôi gà đẻ nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng của trứng gà
25/10/22 08:35AM
Chủ đề: Chăn nuôi

Tên đề tài: Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học từ nấm men đỏ Rhodotorula và rong Mơ phục vụ chăn nuôi gà đẻ nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng của trứng gà

Dự án thành phần: Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thuộc dự án nâng cao chất lượng giáo dục

Thuộc Dự án: Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP)

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Việt Phương

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Bùi Huy Doanh; PGS.TS. Bùi Quang Tuấn; TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê; TS. Cù Thiên Thu; TS. Bùi Việt Đức; TS. Đỗ Hữu Quyết; ThS. Hoàng Anh Tuấn; ThS. Nguyễn Thị Nguyệt; ThS. Dương Thu Hương

Thời gian thực hiện: 2020

Kinh phí thực hiện: 2.550 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 2919/QĐ-HVN ngày 17 tháng 06 năm 2021 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Nghiệm thu: ngày 29 tháng 06 năm 2021 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã xây dựng quy trình sản xuất sinh khối nấm men đỏ Rhodotorula quy mô 30kg/mẻ với hàm lượng β-caroten bình quân đạt 107mg/kg VCK. Đồng thời xây dựng quy trình sản xuất và bảo quản bột rong mơ tách xơ đạt chất lượng mong muốn với độ ẩm dưới 14%, hàm lượng xơ dưới 10% bằng công nghệ vò cơ học với độ ẩm rong nguyên liệu 14%, tốc độ quay của bộ phân công tác 60 vòng/phút và đường kính lỗ sàng cố định là 2.5mm.

Nghiên cứu ây dựng công thức quy trình sản xuất và sử dụng chế phẩm VNUA-VP18 từ sinh khối nấm men đỏ Rhodotorula và bột rong mơ tách xơ với quy mô 30kg/mẻ. Chế phẩm được bảo quản ở 25-30 độ C trong thời gian 120 ngày. Chế phẩm có các chỉ tiêu an toàn phù hợp Quy chuẩn quốc gia QCVN 01-190:2020/BNNPTNT và tìm ra mức sử dụng thích hợp trong thức ăn cho gà đẻ là 1,5% làm tăng màu lòng đỏ trứng lên 2.57-3.05 điểm, hàm lượng cholesterol trong trứng giảm 25,39-27,14%.

Kết quả nghiên cứu đã sản xuất 116kg chế phẩm VNUA-VP18 phục vụ trong các mô hình thực tế và xây dựng 02 mô hình gà đẻ; quy mô nông hộ với 300 gà đẻ Ai Cập lai và mô hình quy mô trang trại với 500 gà ISA Brown đẻ sử dụng chế phẩm VNUA-VP18 trong thức ăn với kết quả tỷ lệ đẻ, năng suất trứng tương đương gà nuôi tại cơ sở nhưng chất lượng trứng được cải thiện nên hiệu quả kinh tế tăng lần lượt là 32,45-15,20%.

 (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20226249-51/GGN 22-01-005)