Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ
08/08/19 02:22PM
Thủy lợi

Tên đề tài: Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ

Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Thủy lợi

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Lê Trung Thành

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS. TS. Triệu Ánh Ngọc, TS. Trần Công Khanh, TS. Nguyễn Lương Bằng, ThS. Nguyễn Văn Hải, Lê Thị Ánh Tuyết, ThS. Trần Đăng An, ThS. Nguyễn Việt Anh, KS. Đỗ Văn Đạo

Thời gian thực hiện: 1/2015-6/2017

Kinh phí thực hiện: 2.800 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 592/QĐ-TCTL-KHCN ngày 07 tháng 07 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi

Ngày phê duyệt: ngày 29 tháng 12 năm 2017 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

            Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy mặc dù cây Điều thường được trồng trên các vùng khô hạn, đất đai có độ phì nhiêu thấp, tuy nhiên sản lượng Điều đã tăng rất nhiều nhờ áp dụng các biện pháp tưới hợp lý. Bên cạnh đó mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây điều cũng cho thấy rằng sản lượng hạt điều nhân tăng từ 8% đến 22% so với phương pháp tưới thông thường. Tuy nhiên, hiệu quả của việc áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước đối với cây Điều tùy thuộc rất nhiều vào chế độ tưới cho cây Điều (mức tưới và thời gian tưới) của từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây Điều. Kết quả thu được cho thấy sản lượng Điều tăng đáng kể từ 16.3÷36.7%

Qua quá trình thực nghiệm cho thấy, việc áp dụng tưới nước bổ sung sẽ mang lại tác động tích cực đến năng suất Điều. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy hệ thống tưới cho cây Điều áp dụng tại tỉnh Bình Phước đạt hiệu quả tốt. Kết quả đánh giá sơ bộ cũng cho thấy rằng việc áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho cây Điều cho phép tăng năng suất và hệ thống tưới nhỏ giọt hiệu quả hơn so với hệ thống phun mưa. Tuy nhiên, năng suất của cây Điều nói chung phụ thuộc nhiều yếu tố đặc biệt là giống, thổ nhưỡng và kỹ thuật canh tác (kỹ thuật chăm sóc, phân bón, phòng bệnh và kỹ thuật tưới).

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20195527-39)