Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật trồng và khai thác mủ Trôm ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ
21/12/20 08:21AM
Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật trồng và khai thác mủ Trôm (Sterculia foetida L.) ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Văn Khen

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Phùng Văn Khang, ThS. Nguyễn Thị Hiên, ThS. Võ Trung Kiên, TS. Nguyễn Trung Thông, ThS. Ngô Văn Ngọc, ThS. Đặng Phước Đại, ThS. Nguyễn Văn Thiết, ThS. Hồ Sỹ Trung

Thời gian thực hiện: 1/2013-06/2018

Kinh phí thực hiện: 2.700 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 3417/QĐ-BNN-KHCN ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: Ngày 05 tháng 10 năm 2018 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu đã chỉ ra các đặc điểm lâm học của cây Trôm. Trôm phân bố ở những nơi có biên độ nhiệt độ tương đối hẹp trên hầu hết các loại đất, đặt biệt trên 6 loại đất (đất xam nâu vùng bán khô hạn, đất vàng đỏ trên đá Macma acid, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu đỏ trên đá mác ma, ba zơ và trung bính, đất cát bị gley và đất đỏ vàng. Trâm phân bố ở trang thát rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác với tổ thành tương đối đơn giản dao động từ 12 đến 15 loài. Đường kính thân và chiều cao không có tương quan với tỷ lệ ra mủ cuẩ cây Trôm.

Trôm đã được trồng rừng kinh doanh lấy mủ ở hầu khắp các tỉnh Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và một số tỉnh Tây Nguyên. Biện pháp kỹ thuật trồng chưa được thống nhất từ khâu chọn giống, gieo ươm, mật độ trồng, kỹ thuật khai thác mủ vì vậy đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mủ.

Qua chọn lọc cây mẹ ở 4 vùng sinh thái phía Nam, đề tài đã chọn được 50 cây mẹ từ 96 cây dự tuyển của 11 xuất xứ tại 4 vùng sinh thái. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, đề tài đã xác định được 8 gia đình của 4 xuất xứ trội về lượng mủ ở cây đời sau, gồm có: DN03, KH06, NT26, NT18, BT04, BT05, BT02 và BT01. Đặc biệt 3 gia đình BT01, BT05 (xuất xứ Bình Thuận) và NT18 (xuất xứ Ninh Thuận) trội cả vể các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất mủ cao, với tỷ lệ vượt lần lượt 161%, 80,5%, 69,0% so với giống đại trà.

Nhân giống Trôm bằng phương pháp giâm hom và phương pháp ghép cành. Trồng rừng thâm canh Trôm lấy mủ, người trồng cần bón lót phân với hàm lượng 2,0kg phân chuống + 0,2kg phân NPK sau đó tủ rơm sẽ tăng nhanh cả chiều cao, đường kính, tỷ lệ sống cao và sản lượng mủ lớn. Mật độ trồng Trôm tốt nhất ở mật độ 500 cây/ha, sau 36 tháng trồng Trôm cho tăng trưởng cả D00 (cm), Hvn và Dt và chất lượng cây trồng đến tỷ lệ sống. Khi trồng thâm canh, Trôm cần được tưới nước vào năm đầu, cụ thể vào các tháng khô hạn, khoảng 7 tháng/năm, mỗi lần tưới khoảng 40 lít nước, tưới 2 tuần/lần sẽ cho sinh trưởng rất tốt về D00 (cm), Hvn và Dt và chất lượng cây trồng đến tỷ lệ sống đồng thời nhanh cho khai thác mủ.

Khi trồng Trôm đạt đến tuổi khai thác, cần có động tác tạo ống mủ bằng việc khoan trước từ 2 đến 3 lỗ tại các vị trí cách mặt đất khoảng 80 cm, đây là vị trí có khả năng tạo ống mủ cao nhất trên thân cây. Tốt nhất là tạo ống mủ vào tuổi 4 và khai thác mủ bắt đầu từ năm thứ 5 trở đi cây cho mủ nhiều và đảm bảo sinh trưởng của cây bền vững hơn. Khi chăm sóc rừng trong quá trình khai thác bằng cách xạc cỏ thủ công cho toàn vườn và xới đất mặt sâu 7-10 cm làm cho đất tơi xốp, phá vỡ mặt đất bị đóng váng, giảm thoát hơi nước,…. Bổ sung lượng phân bón NPK với hàm lượng 0,2kg/cây, bón 2 lần trong năm (đầu mùa mưa và cuối mùa mưa) sẽ cho năng suất mủ cao nhất…

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20205899-5900)