Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây phục vụ chế biến và ăn tươi đạt năng suất cao
10/09/20 02:08PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây phục vụ chế biến và ăn tươi đạt năng suất cao

Tổ chức chủ trì: Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Nhung

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Ngô Thị Huệ, TS. Trịnh Văn Mỵ, KS. Nguyễn Thị Thu Hương, ThS. Nguyễn Đạt Thoại, ThS. Nguyễn Thế Nhuận, PGS.TS. Nguyễn Quang Thạch, KS. Nguyễn Mạnh Quy, KS. Hoàng Hữu Chung

Thời gian thực hiện: 1/2016-6/2020

Kinh phí thực hiện: 4.200 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 2074/QĐ-BNN-KHCN ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: Ngày 29 tháng 6 năm 2020 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã chọn lọc được 17 dòng khoai tây triển vọng từ các tổ hợp hạt lai, 10 giống khoai tây triển vọng từ nguồn vật liệu khởi đầu có dạng cây nửa đứng và chọn lọc 21 dòng/giống bằng lây nhiễm nhân tạo chống chịu bệnh mốc sương, bệnh virus tốt. Từ đó, đã chọn tạo được giống khoai tây KT4 từ tổ hợp lai khai tây nhập nội của CIP năm 2010; và giống khoai tây TK13.2 từ tổ hợp lai Atlanticx CIP312056.205 năm 2010.

Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cho 02 giống khoai tây mới (giống KT 4 cho ăn tươi và giống TK13.2 cho chế biến. Xây dựng mô hình cho hai giống khoai tây mới gồm xây dựng 2 mô hình giống KT4 (ăn tươi) (1,5 ha/mô hình/điểm) tại Bắc Ninh năng suất đạt 25,21 tấn/ha cao hơn 14,1% so với đối chứng Solara (đạt 22,09 tấn/ha), tại Nam Định năng suất đạt 25,66 tấn/ha cao hơn 14,7% so với đối chứng Solara (đạt 22,37 tấn/ha); và xây dựng 1 mô hình cho giống TK13.2 (chế biến) (1,5ha/mô hình) tại Đà Lạt năng suất đạt 24,95 tấn/ha cao hơn 14,3% so với đối chứng Atlantic.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20205898)