Nghiên cứu công nghệ biến tính và bảo quản gỗ rừng trồng nâng cao độ bền cơ học, độ ổn định kích thước của gỗ đáp ứng yêu cầu nguyên liệu sản xuất đồ mộc, ván sàn chất lượng cao
10/09/20 01:47PM
Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu công nghệ biến tính và bảo quản gỗ rừng trồng nâng cao độ bền cơ học, độ ổn định kích thước của gỗ đáp ứng yêu cầu nguyên liệu sản xuất đồ mộc, ván sàn chất lượng cao

Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Lâm nghiệp

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Phạm Văn Chương

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS.TS. Vũ Mạnh Tường, TS. Nguyễn Trọng Kiên, ThS. Lê Ngọc Phước, PGS.TS. Lê Xuân Phương, PGS.TS. Cao Quốc An, PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, TS. Nguyễn Văn Đức, ThS. Đoàn Thị Bích Ngọc, ThS. Hoàng Trung Hiếu

Thời gian thực hiện: 5/2017-12/2019

Kinh phí thực hiện: 7.500 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1383/QĐ-BNN-KHCN ngày 10 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: Ngày 08 tháng 5 năm 2020 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm cấu tạo, tính chất của gỗ Keo lai, Bạch đàn urô, Thông nhựa làm cơ sở xác định các thông số công nghệ biến tính và bảo quản gỗ. Đồng thời xác định được các thông số công nghệ và xây dựng quy trình công nghệ xử lý biến tính gỗ bằng phương pháp nhiệt-cơ theo tiêu chuẩn TCVN 12619-2:2019. Xác định các thông số công nghệ và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất ván sàn từ gỗ được xử lý biến tính nhiệt-cơ đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn JAS SE-7 và BS EN 13329:2016. Xác định các thông số công nghệ và xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất gỗ hợp kích thước từ gỗ được xử lý biến tính nhiệt-cơ theo tiêu chuẩn TCVN 12619-2:2019.

Đề tài tuyển chọn hóa chất và xác lập được đơn pha chế 02 loại thuốc bảo quản gỗ dạng boracol là Borag1 và Borag2. Thành phần chính của thuốc gồm hoạt chất Disodium octaborate tetrahydrate (DOT), dung môi Propylene glycol và phụ gia Điecyl Dimethyl Ammonium Chloride (DDAC). Nồng độ hoạt chất DOT có trong thuốc Borag1 là 18% và Borag2 là 15%.  Hai loại thuốc có hiệu lực tốt với sinh vật gây hại gỗ, Borag1 đạt cấp chất lượng 0, Borag2 đạt cấp chất lượng 1 theo tiêu chuẩn AWPA E24-06. Thuốc Borag1 và Borag2 dùng để xử lý bảo quản gỗ dùng trong sản xuất đồ mộc theo các phương pháp tẩm bề mặt như nhúng, phun, quét.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20205895-97)