Nghiên chế độ nuôi dưỡng thích hợp nhằm hạn chế các bệnh do rối loạn trao đổi chất ở bò sữa
10/08/20 02:49PM
Chăn nuôi

Tên đề tài: Nghiên chế độ nuôi dưỡng thích hợp nhằm hạn chế các bệnh do rối loạn trao đổi chất ở bò sữa

Tổ chức chủ trì: Viện Chăn nuôi

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: Th.S. Ngô Đình Tân

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Trần Thị Loan; TS. Tăng Xuân Lưu; ThS. Đặng Thị Dương; ThS. Khuất Thị Thu Hà; KS. Nguyễn Bá Tuyên; KS. Nguyễn Thanh Bình; TS. Phạm Kim Cương; KS. Vũ Minh Tuấn; TS. Đoàn Đức Vũ.

Thời gian thực hiện: 1/2017-12/2019

Kinh phí thực hiện: 3.500 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 349/QĐ-BNN-KHCN ngày 13 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: Ngày 28 tháng 02 năm 2020 tại thành phố Hà Nội.

 

Kết quả nghiên cứu:

            Khảo sát đánh giá hiện trạng về chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò sữa tại miền Bắc và miền Nam cho thấy: chăn nuôi bò sữa nông hộ ở nước ta hiện nay dã và đang từng bước được áp dụng các quy trình chăn nuôi phù hợp để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất ngày càng cao của đàn bò. Nguồn thức ăn dùng cho bò sữa khá đa dạng gồm thức ăn thô (cỏ bia, ngô ủ, cỏ voi ủ chua, cây ngô, rơm, cỏ khô,…), thức ăn tinh (cám hỗn hợp, bã bia, bột sắn, ngô bột, đậu tương) và thức ăn bổ sung (phụ gia thức ăn, vitamin và khoáng chất). Hình thức cho ăn vẫn chủ yếu là cho ăn thức ăn tinh và thức ăn thô riêng rẽ ở các trang trại có số đầu con dưới 20 con, tỷ lệ trang trại sử dụng thức ăn dạng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh còn chưa nhiều thường tập trung ở những trại có số lượng từ trên 20 con trở lên.

            Kết quả khảo sát về tình hình mắc bệnh trao đổi chất ở đàn bò cho thấy: Tỷ lệ bệnh axit dạ cỏ chiếm tỷ lệ cao nhất từ 14,05 đến 25,45% và thường xảy ra ở đầu và giữ kỳ tiết sữa tập trung chủ yếu ở những tháng tiết sữa cao nhất, tập trung ở bò cho ăn 2 lần một ngày với khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh ≥ 50% với phương thức ăn tinh-thô riêng rẽ, biểu hiện thường thấy là pH dạ cỏ giảm (trung bình là 5,67), thể trạng bò gày (điểm thể trạng là 2,38), có biểu hiện đau chân móng; Tỷ lệ bệnh ketosis xảy ra ở tháng tiết sữa thứ nhất do mất cân bằng năng lượng âm, bò dương tính với ketone nước tiểu từ +1,36 đến +2,56, 50% bò có mùi ketone trong hơi thở, nhu động dậ cỏ giảm; Tỷ lệ bệnh hạ canxi huyết thường xuất hiện ở khoảng 12,75 giờ sau khi đẻ, biểu hiện chính là nhiệt độ cơ thể giảm (36,67°C), bò nằm nhiều, nhịp thở tăng, ra nhau muộn (9,06 giờ) và nguy cơ hạ canxi huyết cao hơn ở bò có tuổi cao từ lứa 3 trở đi và ở bò có năng suất cao và cho ăn khẩu phần DCAD cao và hàm lượng Ca khẩu phần tiết sữa thấp.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20205862-65)