Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý bọ ánh kim hại cây hồi theo hướng bền vững ở tỉnh Lạng Sơn
22/02/18 03:13PM
Trồng trọt

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý bọ ánh kim hại cây hồi theo hướng bền vững ở tỉnh Lạng Sơn (Mã số: 04/2012/HĐ-ĐTKHCN)

Thuộc Nhiệm vụ Khoa học và công nghệ cấp thiết mới phát sinh ở địa

Tổ chức chủ trì: Viện Bảo vệ thực vật

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Bùi Văn Dũng

Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: PGS.TS. Phạm Thị Vượng, TS. Lê Thị Tuyết Nhung, KS. Thế Trường Thành, ThS. Lã Văn Hào, KS. Trương Thị Hương Lan, TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, ThS. Hoàng Văn Đảy, KS. Hoàng Thị Ái, TS. Lê Xuân Vị.

Thời gian thực hiện: 12/2012-12/2014

Kinh phí thực hiện: 2.325 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

            Nghiên cứu đã điều tra, thu thập, làm mẫu xác định loài bọ ánh kim hại cây hồi và thành phần thiên địch của chúng. Nghiên cứu đặc điểm sinh học (vòng đời, sinh sản) và quy luật phát sinh gây hại của bọ ánh kim đối với cây hồi.

            Nghiên cứu diễn biến và mức độ gây hại của bọ ánh kim trên cây hồi ở hai huyện nghiên cứu: tại một số kiểu địa hình khác nhau (chân núi, sườn núi, đỉnh núi); tại rừng hồi trồng thuần và rừng trồng hỗn giao; ở các rừng hồi có độ tuổi khác nhau (<10 tuổi, 10-40 tuổi, >40 tuổi); mức độ gây hại trên cây hồi theo các hướng khác nhau (đông, nam, tây, bắc). Đưa ra một số biện pháp quản lý bọ ánh kim theo hướng phòng trừ tổng hợp, thân thiện với môi trường (biện pháp canh tác, vật lý, sinh học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời điểm phòng trừ hiệu quả). Xây dựng quy trình quản lý bọ ánh kim hại cây hồi theo hướng IPM.

Xây dựng 2 mô hình ứng dụng các biện pháp quản lý tổng hợp tại Văn Quan, Cao Lộc (mỗi mô hình 5ha), năng suất tăng so với đối chứng là 31,47-42,48%. Đưa ra quy trình phòng trừ bọ ánh kim hại cây hồi ở Lạng Sơn và được Sở Nông nghiệp và PTNT công nhận là một tiến bộ kỹ thuật. Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hơn 500 lượt người, được hơn 800 hộ nông dân áp dụng quy trình kỹ thuật trong thực tiễn sản xuất đạt hiệu quả cao.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-CSDLsố)