Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp khuyến khích chế biến sâu một số nông sản chủ lực của Việt Nam (lúa gạo, cao su, cá tra)
15/09/17 10:42AM
Chính sách nông nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp khuyến khích chế biến sâu một số nông sản chủ lực của Việt Nam (lúa gạo, cao su, cá tra)

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Quyền Đình Hà

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS. TS. Nguyễn Phượng Lê, TS. Nguyễn Hữu Khánh, ThS. Nguyễn Thị Thiêm, ThS. Nguyễn Thị Nhuần, ThS. Đỗ Thị Diệp, TS. Quyền Đình Hà, TS. Lê Thị Long Vỹ, PGS. TS. Bùi Văn Trịnh, ThS. Nguyễn Thanh Phong, ThS. Bạch Văn Thủy, CN. Tống Phương Anh, CN. Phan Văn Đồng, ThS. Đỗ Thị Nhài, CN. Trần Nguyên Thành, CN. Đặng Nam Phương

Thời gian thực hiện: 1/2015-12/2016

Kinh phí thực hiện: 1.150 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1022/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 12 tháng 5 năm 2017 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

 Việt Nam là nước sản xuất lúa gạo, cao su thiên nheien, cá tra đứng ở vị trí các nước hàng đầu thế giới cả về quy mô diện tích, sản lượng, giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trên 90% nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là chế biến thô, chỉ có khoảng 10% là chế biến tinh, giá bán sản phẩm thấp hơn 15-50% so với sản phẩm cùng mặt hàng của các nước khác, sức cạnh tranh thấp, lượng tiêu thụ bấp bênh.

Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến các chính sách và giải pháp khuyến khích chế biến sâu nông sản của Việt Nam là: công tác hoạch định chính sách, công tác tuyên truyền, công tác tổ chức và giám sát thực hiện, nhân lực thực hiện chính sách, ngân sách cho thực thi chính sách, các yếu tố thuộc bản.

Đề tài đã đưa ra quan điểm, định hướng, mục tiêu và đề xuất các chính sách và giải pháp: tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất; tài chính (tín dụng, thuế); hỗ trợ công nghệ chế biến sâu; hỗ trợ phát triển thị trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ dịch vụ công.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175237)