Nghiên cứu lai tạo một số tổ hợp đực lai cuối cùng phù hợp cho sản xuất lợn thương phẩm ở miền Bắc Việt Nam
13/07/17 02:49PM
Chăn nuôi

Tên đề tài: Nghiên cứu lai tạo một số tổ hợp đực lai cuối cùng phù hợp cho sản xuất lợn thương phẩm ở miền Bắc Việt Nam

Tổ chức chủ trì: Viện Chăn nuôi

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Thị Kim Cúc

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Nguyễn Văn Trung, TS. Tạ Thị Bích Duyên, TS. Đặng Hoàng Biên, ThS. Trần Thị Minh Hoàng, TS. Trịnh Hồng Sơn, KS. Phạm Văn Đinh, KS. Phạm Anh Tuấn, ThS. Phạm Gia Huỳnh, KS. Đặng Ngọc Nga

Thời gian thực hiện: 1/2012-12/2016

Kinh phí thực hiện: 3.480 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 439/QĐ-BNN-KHCN ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 11 tháng 3 năm 2017 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

 Kết quả điều tra khảo sát tình hình chăn nuoi đàn lợn tại 7 tỉnh đại diện cho 3 vùng sinh thái ở miền Bắc (Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi phía Bắc) cho thấy khả năng sinh trưởng của đực giống Du, Pi và đực lai DP/PD đạt cao nhất (727,72, 720,65 và 741,30 g/ngày, tương ứng). Lợn đực giống LR tuy khả năng sinh trưởng không cao bằng 2 giống trên nhưng chúng chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu đàn. Sử dụng các đực giống thuần Du, Pi và LR làm nguồn nguyên liệu lai tạo các tổ hợp đực lai cuối cùng để sản xuất lợn lai thương phẩm.

Nghiên cứu lai tạo được 3 tổ hợp đực lai gồm tổ hợp đực lai cuối cùng D.PD (75% Duroc, 25% Pietrain), tổ hợp đực lai cuối cùng DP (50% Duroc, 50% Pietrain) và tổ hợp đực lai cuối cùng DL (50% Duroc, 50% Pietrain), sử dụng để tiếp tục chọn lọc phát triển thành các dòng đực tổng hợp từ 3 giống lợn thuần với năng suất vượt trội trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, kiểu chuồng hở và thông thoáng tự nhiên ở miền Bắc.Ngoài các chỉ tiêu năng suất, đặc điểm ngoại hình của tổ hợp đực lai D.PD và DP phù hợp với thị hiếu của người chăn nuôi. Chất lượng tinh dịch của các đực lai đạt cao-đủ tiêu chuẩn làm giống và đặc biệt có tính đực hăng hơn con thuần. Đàn lợn lai thương phẩm khi sử dụng các đực lai cuối cùng D.PD, DP  và DL phối với đàn nái nền YMC và YL mang lại năng suất, hiệu quả cao ở đàn lợn thịt thương phẩm tại các vùng trọng điểm chăn nuôi miền Bắc.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175194-99)