Nghiên cứu bọ phấn họ Aleyrodidae hại vải thiều và biện pháp phòng trừ
13/07/17 02:39PM
Bảo vệ thực vật

Tên đề tài: Nghiên cứu bọ phấn họ Aleyrodidae hại vải thiều và biện pháp phòng trừ

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam       

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Ngọc Anh

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Phạm Thị Hiếu; PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang; PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh; PGS.TS. Trần Đình Chiến; TS. Phạm Hồng Thái; PGS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh; TS. Lê Quang Khả

Thời gian thực hiện: 1/2013-12/2015

Kinh phí thực hiện: 570 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1135/QĐ-BNN-KHCN ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 08 tháng 4 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Qua đánh giá thực trạng về sản xuất và tác hại của bọ phấn gây hại trên vải thiều tại 3 xã Thanh Hải, Hồng Giang, Giáp Sơn huyện Lục Ngạn, Bắc Giang trong năm 2013 cho thấy có 5 loài sâu hại chính gây hại trên vải thiều, gây hại phổ biến nhất là sâu đục cuống quả vải và bọ phấn.  Để phòng trừ bọ phấn trắng hại vải, nông dân Lục Ngạn, Bắc Giang chủ yếu dùng một số loại thuốc bảo vệ thực vật sau: Saceloft 595EC, Suprathion 40EC, Rholam 20EC và SK Enspray 99EC.

Thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae hại vải thiều tại  Lục Ngạn-Bắc Giang năm 2013-2015 bao gồm gồm 3 loài loài bọ phấn trắng vân đen Dialeuropora decempuncta, loại bọ phấn đen viền trắng Aleurocanthus spinferus Quaintance và bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby, trong đó loài bọ phấn trắng vân đen Dialeuropora decempuncta là loài gây hại chủ yếu. Nghiên cứu cũng chỉ ra 4 loài thiên địch của loài bọ phấn trắng vân đen là nhện bắt mồi Amblyseius sp., bọ đuôi kìm đen Euborellia annulipes, bọ rùa Nhật Bản Propylea Japonica và nấm ký sinh Aschersonia sp., phổ biến nhất là loài nhện bắt mồi Amblyseius sp. Mật độ bọ phấn trắng vân đen và nhện bắt mồi đạt hai đỉnh cao mật độ trong năm là giai đoạn quả phát triển và quả chính và giai đoạn lộc thu.

Nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát dục các pha và vòng đời loài bọ phấn trắng vân đen trên cây ký chủ là vải thiều. Khi nhân nuôi thức ăn là bọ phấn D. decempuncta, nhện bắt mồi có vòng đời tương đối ngắn (9.42 ngày), thời gian sống dài (23.1 ngày), nhện cái có thời gian đẻ trứng dài (14 ngày) nhưng sức đẻ trứng không cao. Thử nghiệm các biện biện pháp phòng trừ loài bọ phấn chính trên cây vải thiều như biện pháp sinh học (sử dụng bào tử nấm Metarhizium anisopliae và bào tử nấm Beauveria brassiana), biện pháp vật lý (bẫy dính vàng không hiệu quả), biện pháp hóa học (sử dụng Spaceloft 595EC, Virtako 40WP và dầu khoáng Enspray 99EC), biện pháp canh tác (tập trung vào hai giai đoạn trong năm).

Xây dựng 2 ha mô hình áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp (IPM) đối với loài bọ phấn trắng vân đen trên vải thiều có hiệu lực >80%, năng suất tăng 15%. Xây dựng quy trình quản lý tổng hợp bọ phấn trắng vân đên hại vải thiều

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175188-90)